Những điểm cần lưu ý khi thi công Sơn Jotun là gì? Hãy cùng Tavaco tìm hiểu trong bài viết này.
Sơn Jotun là sơn gốc nhựa acrylic, tuy nhiên cách thức thi công sơn vẫn tuân thủ theo quy trình thi công sơn Jotun mà nhà máy Jotun đưa ra gồm 5 bước.
- Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Bước 2: Xử lý chống thấm
- Bước 3: Thi công trét bột bả
- Bước 4: Thi công sơn lót
- Bước 5: Thi công Sơn phủ
Quy trình là vậy, thế nhưng để có được lớp màng sơn hoàn hảo nhất thì có nhiều điểm cần lưu ý. Những điểm cần lưu ý khi thi công sơn jotun là gì? Hãy cùng Tavaco tìm hiểu trong bài viết này.
Những lưu ý khi xử lý bề mặt tường trước khi thi công sơn
Bước đầu tiên khi tiến hành thi công sơn là cần xử lý bề mặt tường. Những lý do cần xử lý bề mặt tường trước khi sơn là gì?
Xử lý bề mặt tường trước khi sơn là công đoạn làm sạch bề mặt tường, loại bỏ bụi bẩn, các lớp sơn bong tróc, vôi ve bám trên tường.
Mục đích
GIúp lớp sơn bám tốt hơn, tạo bề mặt bằng phẳng, tăng độ bền cho màng sơn.
Xử lý bề mặt tường gồm 3 công đoạn:
Loại bỏ vết bẩn trên tường
Xử lý các vết nứt
Làm sạch và lau khô
Lưu ý khi xử lý bề mặt tường trước khi thi công sơn jotun
- Với tường đã quét vôi, cần dùng bàn chải sắt để chà hết lớp vôi ve bám trên tường và làm sạch bụi bằng chổi hoặc vòi nước xịt mạnh.
- Bề mặt tường bị mốc cần xử lý bằng dung dịch chống mốc nếu không xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ màng sơn.
- Với bề mặt tường đã có lớp sơn cũ, tuỳ thuộc tình trạng lớp sơn mà có cách thức xử lý riêng
- Nếu lớp sơn cũ vẫn tốt, chỉ cần làm sạch và sơn đè lớp sơn mới lên.
- Nếu lớp sơn cũ đã bong tróc thì cần cạo bỏ lớp sơn cũ và làm sạch bề mặt trước khi sơn.
Những điểm cần lưu ý trong xử lý chống thấm cho tường trước khi sơn
Khí hậu nóng ẩm khiến nguy cơ thấm tường luôn thường trực. Thấm xảy ra ở mọi nơi, và không khó để bắt gặp các công trình bị thấm dột.
Vì sao phải chống thấm?
- Khi tường nhà bị thấm sẽ gây ra nhiều hệ quả:
- Làm giảm thẩm mỹ cho ngôi nhà.
- Sinh ra nấm mốc, ảnh hưởng tới sức khoẻ
- Làm giảm tuổi thọ màng sơn
- Làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình
- Thi công chống thấm vừa đảm bảo tuổi thọ cho màng sơn, đồng thời cũng giúp bảo vệ tường tốt hơn.
Các cách chống thấm tường bằng sơn jotun
Thi công chống thấm bằng cách quét chất chống thấm lên bề mặt tường. Có nhiều lựa chọn đối với các loại vật liệu chống thấm cho tường nhà. Riêng đối với thương hiệu Jotun, khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm sơn chống thấm Jotun Waterguard hoặc sơn ngoại thất Jotun Jotashield Flex với độ đàn hồi cực cao.
Với tường chưa bị thấm, thì việc xử lý chống thấm khá đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, đối với các bề mặt đã bị thấm thì việc xử lý sẽ phức tạp hơn và cần thực hiện bởi đội ngũ chuyên nghiệp.
Lưu ý khi chống thấm
- Khâu chống thấm là một trong những công đoạn quan trọng trong thi công sơn nhưng lại dễ bị bỏ qua. Do vậy, rất nhiều công trình gặp phải tình trạng thấm dột rồi mới tiến hành xử lý. Và lúc này thì hiệu quả không còn cao.
- Chống thấm khi vừa thi công sẽ giúp lớp vật liệu chống thấm thẩm thấu sâu vào tường và tăng hiệu quả chống thấm rõ rệt.Các vị trí cần chống thấm gồm trần nhà, sàn, tường, chân tường, nơi tiếp xúc nhiều với nước hoặc ẩm, khe tường giữa hai nhà…
- Tại mỗi vị trí lại có những phương thức chống thấm cụ thể. Nhưng quan trọng nhất là cần chọn được vật liệu chống thấm phù hợp, hiệu quả. Vật liệu chống thấm cần có độ kết dính cao, cấu trúc bề mặt đồng nhất. Các hãng sơn như sơn Jotun, sơn Dulux, sơn Nippon… đều sở hữu các sản phẩm chống thấm hiệu quả cao.
Thi công trét bột bả như thế nào?
Bước thứ 3 cần tiến hành khi thi công sơn là bả matit hay trét bột bả.
Vậy bột bả là gì?
Bột bả jotun (hay bả matit) là một loại vật liệu đặc biệt thường ở dạng bột được dùng để trét hay bả lên tường. Lớp bột bả giúp tạo bề mặt nhẵn, mịn cho tường nhằm làm tăng tính thẩm mỹ khi sơn. Bột bả cũng có tác dụng tăng độ bền, tuổi thọ cho màng sơn.
Thi công bột bả
- Bột bả thường ở dạng bột khô, và được hoà vào nước theo tỷ lệ nhất định trước khi tiến hành bả lên tường. Sử dụng các dụng cụ dao bả hoặc bàn bả để trét bột bả.
- Tiến hành bả 2 lớp, sau khi trét lớp bột bả thứ nhất thì đợi bả khô – khoảng 2h, sau đó mới trét lớp bột bả thứ 2. Độ dày của hai lớp bả không quá 3mm. Trét bột bả để vá các vết nứt trên tường nếu có.
- Sau khi lớp bột bả khô (khoảng 12 tiếng sau khi bả) thì tiến hành chà nhám, làm mịn bề mặt. Sử dụng chổi, nước hoặc súng phun hơn để vệ sinh sạch sẽ bi bả còn bám ttrên bề mặt trước khi tiến hành lăn sơn.
Những lưu ý khi khi trét bột bả
Việc thi công bột bả nếu không đúng kỹ thuật sẽ không đạt thẩm mỹ, và khiến tuổi thọ của lớp bả bị rút ngắn.
- Nên làm ẩm bề mặt tường trước khi trét bột bả sẽ làm tăng độ kết dính giữa bề mặt tường và lớp bả.
- Pha bột bả bằng nước sạch, không nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn.
- Bột bả cần được pha đúng tỷ lệ và trộn đều, nếu pha với lượng nhiều thì nên dùng máy trộn bột bả.
- Không làm rơi bụi bẩn vào hỗn hợp.
- Bột bả pha xong cần dùng ngay, không được để quá 3 tiếng sẽ khiến bột bả bị khô, vón cục. Do đó, chỉ pha một lượng vừa đủ để sử dụng hết trong khoảng 3h, dùng hết lại pha tiếp.
Thi công sơn lót
Bước thứ 4 trong quy trình thi công sơn là tiến hành sơn lót.
SƠN LÓT là gì?
- Sơn lót jotun là lớp sơn nền được sử dụng để sơn trước tiên lên tường nhằm tăng độ kết dính của tường và lớp sơn phủ, bảo vệ lớp sơn phủ, giúp sơn phủ lên màu chuẩn, và màng sơn mịn đẹp hơn.
- Một hiệu quả quan trọng của lớp sơn lót giúp ngăn kiềm thấm ngược từ tường ra bên ngoài, làm ảnh hưởng tới tuổi thọ và màu sắc của lớp sơn phủ. Ngoài các loại sơn lót thông thường, thì khách hàng có thể chọn các loại sơn lót chống kiềm để tăng hiệu quả bảo vệ cho tường.
Các loại sơn lót của Jotun
Sơn lót Jotun Ultra Primer | Dùng cho cả nội thất và ngoại thất |
Sơn lót Jotun Jotashield Primer | Dùng cho ngoại thất |
Sơn lót Jotun Majestic Primer | Dùng cho nội thất |
Sơn lót Jotun Essence chống kiềm | Dùng cho cả nội và ngoại thất |
Thi công sơn lót như thế nào?
Những lưu ý khi thi công sơn lót
- Nên chọn sơn lót cùng hãng với sơn phủ để tăng độ kết dính, lên màu chính xác và hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
- Nên sử dụng sơn có tính kháng kiềm.
Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện
Sơn phủ là bước cuối cùng để hoàn thiện bề mặt tường lớp sơn phủ hay lớp sơn màu là lớp sơn ngoài cùng, tính thẩm mỹ của tường sẽ được quyết định bởi lớp sơn này. Sơn phủ cũng thường được sơn với 2 lớp. Và sơn sau khi sơn lót tối thiểu 2h.
Những lưu ý khi thi công sơn phủ
- Sử dụng đúng chủng loại sơn cho các bề mặt nội, ngoại thất.
- Lưu ý luôn giữ ướt một cạnh khi sơn để tránh tạo ra các vệt sơn trên tường.
- Cần chà mịn sơn tại những đường tiếp giáp giữa hai màu sơn nếu tiến hành phối màu.
- Trộn các thùng sơn với nhau để cho màu sơn đồng nhất.
- Trên đây là những lưu ý cho 5 công đoạn thi công sơn mà bạn nên biết để có được một bề mặt tường hoàn hảo. Khách hàng cần tư vấn thêm về lựa
- chọn sơn, chọn màu sơn, báo giá sơn Jotun hay các vấn đề về kỹ thuật sơn tường vui lòng liên hệ với chúng tôi – Tavaco – đại lý sơn Jotun miền nam.
Bài viết liên quan
Hướng Dẫn Sử Dụng Sơn Nippon Đúng Kĩ Thuật
Hướng Dẫn Sử Dụng Sơn Dulux
TOP 10 Đại Lý Sơn Dulux Quận 7, TPHCM
Top 10 Đại Lý Sơn Dulux Quận 6 Uy Tín, TPHCM
Đại lý sơn Dulux quận 5 giá sỉ
Đại Lý Sơn Dulux Quận 4 TPHCM